Nhà Tây Sơn (1778-1802)
- Vua Thái Đức
- Vua Quang Trung
- Vua Cảnh Thịnh
1- Tiểu Sử Của Nhà Tây Sơn
Năm 1772 Lịch sử Việt Nam ghi rằng có ba anh em họ Nguyễn: anh cả là Nhạc,
người thứ hai là Lữ, thứ ba là Huệ xuất thân ở giới thương nhân thuở đó đã tổ chức cuộc Cách mạng quanh vùng Quy Nhơn và An Khê83. Chữ Tây Sơn chỉ rằng trong thời
khởi
thủy giẫy núi phía Tây đã là sào huyệt của anh em nhà họ Nguyễn.
Cuộc Cách mạng được toàn thể nhân dân hưởng ứng, nghĩa là có cả nông dân lẫn thương nhân,
một số khách
trú sinh sống từ lâu ở đây (theo tài liệu của các giáo sĩ và các nhà du hành Barrow đã
đặt chân vào đất Tây Sơn năm 1793).
Gia đình của anh em Nguyễn
Nhạc chuyên nghề bán cau là một thứ sản phẩm rất thông
dụng ở khắp các thị trường trong nước.
Phong trào Tây Sơn, cứ lời thuật lại của giáo sĩ Diego de Jumilla
đã bắt đầu hoạt động mạnh vào tháng
4 năm 1773. Quân đội của Tây Sơn từ miền núi phóng xuống các thôn
quê, vào các chợ búa giữa ban ngày.
Họ có đủ gươm, giáo,
súng, nỏ nhưng không
hại
tính mạng và tài sản của ai hết. Trái lại, họ tuyên ngôn làm cái việc công bằng, thẳng thắn, chỉ trừ khử
bọn
quan tham lại nhũng, những kẻ trọc phú lưu manh và trộm
cướp. Họ lấy của người giàu phân phát cho kẻ nghèo, chỉ dành cho họ một phần nào
thóc gạo mà thôi. Ai chống thì họ giết, biết điều thì thôi.
Một giáo sĩ Tây
Ban Nha kể
rằng họ đã tự xưng là những người theo mệnh
trời để thi hành công lý và giải phóng
nhân dân khỏi ách quan liêu phong kiến đúng như điều các nhà
cách mạng xã hội chủ trương ngày nay.
83 Ngày nay du khách qua vùng An Khê, cách Pleiku chừng 85 cây số, tới thăm làng Cửu An, nơi trrước kia còn phụ thuộc tỉnh Bình Định, và còn kêu là Tây Sơn ấp. Ở đây, giữa những khu rừng âm u, hiu quạnh, đột khởi một quả núi tục gọi là núi Chà Diêm.
Vào khoảng năm 1778,
ba anh em Nguyễn Nhạc đã dựng kho thuốc súng và luyện tập quân đội
tại khu vực này.
Cũng như những cuộc khởi nghĩa của nông dân Châu Âu đời Trung Cổ, họ được giới
nhà chùa, Phật giáo và Lão giáo
ủng
hộ nhiệt liệt, chính Nguyễn Lữ cũng là một
nhà sư trước đây và sau này Lữ được coi gần như một vị giáo chủ ở Nam Hà ; ngoài
ra các người Mọi, các sắc dân thiểu số, và theo sử gia Pétrus Ký, có cả vị vua cuối cùng của
người Chàm cũng tiếp tay cho họ.
Rồi quân Tây Sơn đi
đến đâu, thắng đến đó như trận cuồng phong lướt cỏ.
Sử ta có chép về lý lịch của anh em nhà Tây Sơn có đưa
ra một số chi tiết như sau: Ông tổ của ba anh em nhà họ Nguyễn thực ra là họ Hồ và cũng là ông tổ của Hồ
Quý Ly, con người đã cương quyết làm cuộc cách mạng quốc gia hết sức táo bạo dưới
đời Trần về mọi phương diện mà Việt sử Tân
Biên quyển hai đã
nói đến.
Đến đời anh em Nguyễn Nhạc
thì chi nhánh của bọn Nhạc đã lưu lạc vào tới huyện
Phù Ly, nay đổi là Phù Cát thuộc tỉnh Bình
Định
(Xưa kia họ Hồ phát tích ở tỉnh Chiết Giang bên Tàu, tổ là Hồ Hưng Dật sang nước
ta từ
đời Ngũ Quý đến ở làng Bào Đột huyện Quỳnh Lưu, sau dời ra Thanh Hóa).
Sự phiêu lưu của gia đình các ông Nhạc, Lữ, Huệ, xảy ra từ đời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Các ông cũng như nhiều đồng bào khác
bị đưa vào ấp Tây Sơn84, thôn Cửu An,
thuộc phủ Hoài Nhơn, theo chương trình khẩn hoang các vùng đất mới chiếm của Chiêm
Thành.
Thân sinh ra các ông là Hồ Phi Phúc, sau đổi sang ngụ ở ấp Kiện Thành, nay là làng
Phú Lạc, huyện Tuy Viễn.
Nguyễn Nhạc bấy giờ xuất thân
chỉ là một biện lại tại Vân Đồn,
hay cờ bạc rồi vì tiêu sạch tiền thuế đến lúc cùng đường phải trốn vào rừng và đi
làm giặc.
Sử của Nguyễn triều chép như vậy có đáng tin chăng? Dầu sự kiện này có đúng chăng nữa thì ta cũng phải nghĩ rằng dưới
một
chính thể ung nhọt,
vô trách nhiệm đến nỗi dân chúng đói rách chết nửa xứ thì người dân có nên có phản ứng này hay phản ứng
khác không? Nếu anh em ông Nhạc tiêu tiền
thuế vào cờ bạc hay dùng
số
tiền này vào việc dấy quân lật đổ đám vua quan mục nát thì những hành động đó cũng là
những điều tất nhiên không thể tránh được. Chứng cớ là trước phong trào
Tây Sơn tại Nam Hà cướp giặc dã nổi lên như ong rồi.
Chúng ta lại nên nhớ rằng gia thế của bọn ông Nhạc bấy giờ cũng phong
túc và anh em ông hẳn là những tay hào hiệp, có nhiều uy tín tại địa phương
mới
phát động nổi một phong trào
cách mạng.
Nguyễn Nhạc là con người can đảm và mưu trí nên việc hạ thành
Quy Nhơn để khởi
thanh thế của ông đã là một câu chuyện
kỳ thú: ông ngồi vào cũi giả bị nhân
dân bắt
đem nộp quan tỉnh lấy thưởng.
84 Danh hiệu Tây
Sơn mà anh em ông Nhạc được mang là
do nơi cư ngụ này.
Tuần phủ ở đây là Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật cho khiêng
cũi vào thành,
nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho
quân của mình xông vào đánh đuổi quân quan một cách bất
ngờ, trở tay không kịp.
Thành Quy Nhơn lọt vào tay Tây Sơn, từ đấy anh em ông Nhạc, Huệ có một căn cứ để xuất phát đi các nơi khác. Trong số người Tàu tiếp tay, có hai lãnh tụ là Lý Tãi và
Tập Đình cũng mộ quân theo.
Quân Tây Sơn đặt xong đại bản doanh ở đây, tổ chức binh đội có qui củ và trang bị
đủ khí giới là lúc ngọn cờ cách mạng tiến ra Quảng Nam rồi chẳng
bao lâu Quảng Nghĩa, Bình Thuận cũng mất nốt.
Ngay lúc đầu chúa Nguyễn bị quân Trịnh do tướng Hoàng Ngũ
Phúc đuổi phải chạy vào
Quảng Nam nương náu chưa được vài tháng ở Bến Ván ; tại đây chúa lập cháu là Nguyễn
Phúc Dương lên làm Đông Cung để lo việc khôi phục và phòng xa
nếu mình bị rủi ro đã có
người kế vị ngay cho kịp với thời cuộc.
Tây Sơn vẫn tiến lên, quân Bắc vẫn đi
xuống, chúa Nguyễn bị kẹp giữa hai gọng kìm,
trốn tránh vào Trà Sơn, sau
rốt phải cùng cháu là Nguyễn Phúc Ánh xuống thuyền chạy
vào Gia Định.
Đông cung Nguyễn Phúc Dương ở lại xứ Quảng, đóng đồn ở làng Câu Để thuộc huyện Hòa Vinh cũng không
làm được gì đáng kể. Nhạc liền nghĩ ra kế hoạch lợi dụng danh
nghĩa của ông Hoàng đang
thất thế này để vơ vét thêm một số người
trong các giới quân dân còn lại đang theo giúp Đông
cung hoặc vẫn có cảm tình với dòng Chúa. Nhạc cho dụ
Đông Cung Dương về
Hội
An bề ngoài để cùng chống quân Bắc.
Tại đây ít
ngày sau Tây Sơn phải đương đầu với quân của Hoàng
Ngũ Phúc khi đó đã vượt được qua đèo Hải Vân, đánh được đồn Trung Sơn và Câu Để.
Nhạc cho Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân, tự mình làm hậu tập. Binh sĩ của hai viên tướng Tàu này phần đông là người Quảng Đông, vóc to lớn, mình để trần ai nấy đều sử
dụng
một thanh phạng có vẻ
rất lợi hại, dữ tợn.
Chiến trường bấy giờ là làng Cẩm Sa (thuộc Hoa Vinh).
Tiền đội của Trịnh đánh không nổi, Ngũ Phúc phải cử ngay Hoàng Đình Thể và Hoàng Phùng Cơ đem kỵ binh đánh áp lại hai bên, quân Tập Đình núng thế phải rút về
bến
Bản và Đông cung được đưa về
Quy Nhơn trong khi chiến cuộc đang khai diễn.
Sau trận đắc thắng này, quân Trịnh vào đóng ở Quảng Nam.
2- Tây Sơn Diệt Nguyễn Tại Nam Việt
Như ở trên ta đã thấu từ 1775, Việt Nam có thêm một lực lượng chính trị và quân sự
mới:
lực lượng Tây Sơn, một mầm non tuy chớm nở nhưng rất mạnh
trong khi hai lực lượng cũ
là Trịnh, Nguyễn đang đi
tới
chỗ suy tàn.
Lão tướng Hoàng
Ngũ Phúc đã phải rỉ tai các tướng tá của mình để cùng thông cảm
mối
nguy ấy. Sau đó Ngũ Phúc
được chúa Sâm gọi ra Bắc. Ông
mất trên đường về. Bọn
tùy tướng là Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể, Nguyễn Trọng Đăng, Phạm Ngô Cầu
được ở
lại chiếm đóng Thuận Hóa.
Tây Sơn và Trịnh hòa
hoãn với nhau luôn hai năm và Trịnh
chỉnh đốn lại mọi cơ sở ở
Thuận Quảng cho có sự đồng hóa với Bắc hà.
Còn Tây Sơn,
một
bề xin phục tòng Bắc hà và xin phụ trách
ba phủ Quảng Ngãi, Quy
Nhơn, Phú Yên lại xin lĩnh cả việc truy kích Cựu Nguyễn85 (con cháu Nguyễn Hoàng) đang lưu vong ở Gia Định, một bề đem Đông cung Dương về An Thái và Hà Tiên để
nếu
cần sẽ lợi dụng Đông cung làm bung sung hầu hiệu triệu thần dân của chúa
Nguyễn cho dễ. Hơn thế nữa, Tây Sơn còn bí mật liên lạc với Thân vương Nguyễn Phúc Hiệp
đang giữ trọng trách đương đầu với tình thế trong khi Duệ Tông đi
trốn.
Hiệp lúc này có mặt ở Phú Yên. Nhạc
gả con gái là Thọ Hương cho Đông cung và
ép lên ngôi, rồi bất thình lình Nhạc cho Huệ đánh úp Phú Yên. Quảng
Nam lúc này mất mùa. Hai tướng của Nguyễn còn lại là Nguyễn Quyên và Nguyễn Khôi không
đủ quân lương cũng bỏ trốn nốt.
Chiếm được Quãng Nam, Tây Sơn tràn xuống Qui Nhơn. Việc này xảy ra vào mùa
Đông
năm Ất Mùi (1775). Qua năm sau Nguyễn Lữ với chức Tiết Chế đánh được Sài
Gòn, Gia Định. Duệ Tông chạy qua Biên Hòa sau nhờ được tướng Đỗ Thành
Nhân chiếm lại được Sài Gòn. Nhưng lương thực và kho tàng ở đây đã bị Tây Sơn chuyển về Qui Nhơn hết sạch.
Bắt đầu từ 1776 thanh thế Tây Sơn lớn trông thấy. Nhạc cho đắp lại thành
Chà Bàn làm kinh đô, dựng cung điện, định triều nghi ngang nhiên
xưng
Tây Sơn Vương, phong Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm phụ chính.
Tay chân của Tây Sơn Vương
(Nhạc) bấy giờ hầu hết là những tay giang
hồ, vong mạng, những kẻ bấc
đắc chí trong đó có Nguyễn Hữu Chỉnh là một
mưu sĩ thất thế bên
Trịnh chạy sang. Chỉnh là thủ túc của Hoàng
Ngũ Phúc xưa kia. Phúc chết, Chỉnh đi với con nuôi Phúc là Hoàng Đình Bảo. Sau khi Kiêu binh đảo chánh ở Bắc Hà, bỏ Trịnh Cán lập Trịnh Khải, giết Đình Bảo thì Chỉnh chạy qua hàng ngủ Tây Sơn, Chỉnh đã đưa ra bài sách
Phù Lê diệt Trịnh để đem Bắc Hà sang
một khúc quanh rộng lớn của lịch
sử.
Năm Bính Thân, nhờ bọn Lý Tài và Tập Đình (trước đã theo Tây Sơn) Đông Cung Dương trốn khỏi tay Tây Sơn vào Gia Định. Bọn này lập Dương lên làm Tân Chinh Vương và tôn Duệ Tông làm Thái Thượng
Vương,
chiếm được Sài Gòn nhưng đến năm Đinh
Dậu (1777) thì bị Nguyễn Lữ đem quân vào đánh bắt và
giết chết. Trốn thoát, bấy giờ có Nguyễn Ánh vừa được 17 tuổi, là cháu Thái Thượng
Vương
(gọi Võ Vương
bằng ông và là con Chương Võ, con thứ hai của Định Vương), sau này trở nên đối thủ lợi hại
của
nhà Tây Sơn và là Thế tổ
của
triều Nguyễn.
Năm sau (Mậu Tuất - 1778) Nhạc xưng đế lấy niên hiệu là Thái Đức,
phong Huệ làm
Long Nhương tướng quân. Sau 8 năm vất vả gian lao, Nhạc cũng bước lên ngai vàng bệ
85 Tây Sơn được
gọi là Tân Nguyễn.
ngọc như ai, không
tài không chí gây sao nổi sự nghiệp như vậy, giữa một thời đại loạn.
3- Nguyễn Huệ Đuổi Quân Xiêm
Từ năm Nhâm Dần (1782) ngôi sao của Nguyễn Huệ, người em út của Hoàng Đế
Thái Đức, bắt đầu sáng rực.
Huệ là một thiên tài đặc biệt về quân sự. Lối hành
quân của ông là tốc chiến, tốc
thắng, biến hóa như thần. Hiệu lệnh của ông tất nghiêm minh; kỷ luật của ông là kỷ luật thép.
Và đức tính làm tướng của ông đáng kể nhất là chỗ biết chia
bùi, xẻ đắng với
tướng sĩ, lấy ân uy và lấy cả đảm lược để chinh
phục lòng người.
Ra trận ông đi trước ba quân, lúc nguy nan ông tỏ ra bình tĩnh hơn ai hết; gặp những vấn đề khó khăn, những việc mà người
ta phải bở vía kinh hồn thì ông thường nảy ra có một khối óc thông minh,
lỗi lạc phi thường.
Từ lúc ông ra làm nghề tướng giữa lúc nước nhà ly loạn khắp nơi, đến khi thở hơi
cuối
cùng xông pha trăm trận, ông chưa hề biết chiến bại. Lúc này vua Thái Đức lo củng cố mọi vấn đề chính trị, xây dựng triều đình, lập các qui mô như các đế vương thì
Huệ
là người được trao quyền đại tướng đi đánh Đông dẹp Bắc. Tại miền Nam con cháu họ Nguyễn và thủ hạ
còn cựa quậy. Huệ bốn lần mang quân vào Gia Định.
Năm ấy tại Ngã bảy (Thất Kỳ Giang) một trận đại chiến xảy ra Huệ đem mấy trăm chiến
thuyền vượt cửa Cần Thơ xung đột với Nguyễn
quân ở đây. Quân Nguyễn bại to.
Vào tháng tư,
Huệ kéo quân đến Lữ phụ bầy trận ngảnh lưng xuống nước đánh nhau
với Nguyễn Ánh, lại thắng
oanh liệt hơn bao giờ hết, Ánh
phải bỏ chạy tháo
thân ra đảo Phú Quốc.
Có một người Pháp giúp Ánh tên là Manuel
điều khiển thủy quân không trốn nổi phải
đốt tàu mà chết.
Năm sau (Quí Mão 1783)
Chu Văn Tiếp, từ Phú Yên vào, cũng vượt cửa Cần Thơ,
tính cứu Gia Định để
đón Nguyễn Ánh đã từ
Phú Quốc trở về nội địa.
Trong trận này một tướng kỳ kiệt của Nguyễn
Ánh là Nguyễn Huỳnh
Đức bị bắt. Bấy
giờ
Đức có phận sự giữ đoạn hậu cho Ánh chạy ra Côn Lôn. Nếu trời không mưa to gió
lớn,
sóng gió mịt mù thì Ánh đã có thể bị phò mã Tây Sơn bấy giờ là Trương Văn Đa
bắt
được. Thuyền của Tây Sơn bấy giờ bị đắm
nhiều, quân Tây Sơn đành phải
rút lui, còn họ Nguyễn lại trốn được ra Phú Quốc.
Xong trận này Huệ lại về Qui
Nhơn. Trương Văn Đa được cử
làm Trấn thủ Gia Định. Tôi trung của họ Nguyễn bây giờ có các tướng Nguyễn
Văn Hoàng, Tống Phúc
Khương, Tống Phúc Lương, Lê Văn Câu. Triều đình lưu vong này khởi binh từ Long
Xuyên lên Sa
Đéc, tiến đánh Sài Gòn.
Sài Gòn vào năm 1780 lại bị quân Nguyễn tái chiếm. Nguyễn
Lữ bỏ chạy về Qui
Nhơn. Trong năm ấy (1780)
Nguyễn Ánh xưng vương, phong Đỗ Thành Nhân làm
Ngoại Hữu, Phụ Chính Thượng Quốc Công, đặt quan cai trị, thu thuế, mộ binh và làm
chiến thuyền.
Sau đó ít lâu, đã có phen Ánh cử Đỗ Thành Nhân và Hồ Văn Lân đem binh
can thiệp vào việc Chân Lạp, lập con Nặc Tôn là Nặc In lên làm vua và để Hồ Văn Lân ở lại giữ
quyền bảo hộ.
Trong dịp này Đỗ Thành Nhân
có ý cậy công, lộng quyền lại bị dèm
pha bị Nguyễn Vương giết
đi, quân Đông Sơn là quân
bản bộ của họ Đỗ
nổi
lòng công phẫn bỏ đi,
một số chống lại cũng gây cho họ Nguyễn nhiều điều phiền phức86.
Tháng mười năm Tân Sửu (1781) Tiêm La cho quân xâm lấn Chân Lạp (Cao Miên)
do
lệnh của quốc vương
Trịnh Quốc Anh. Hai tướng Chất Tri và Sô Xi điều khiển
binh sĩ kéo vào đất của Nặc
In khi đó đặt dưới quyền bảo hộ của chúa Nguyễn.
Nguyễn Ánh liền sai Chưởng Cơ là Nguyễn Hữu Thụy đem
3.000 quân sang Chân Lạp
cứu nguy. Tại Chân Lạp, bọn tướng Tiêm hòa với tướng
Việt
rồi đem quân trở về gây cuộc đảo chính. Trong dịp này, quốc vương Tiêm La cho bắt vợ con của hai anh em
Chất
Tri đem giam giữ.
Chất
Tri trở lại thì vừa đúng lúc Tiêm La đang bị cuộc nội loạn và thủ lãnh loạn
quân là Phan Nha Văn Sản. Về đến nước Chất Tri truy tầm được
quốc vương Trịnh Quốc Anh giết đi và tự xưng vua lấy hiệu là Phật Vương
sau khi trừ được cả bọn Phan Nha Văn Sản.
Em là Sô Xi được phong làm Đệ Nhị Quốc Vương, cháu là Ma Lạc làm Đệ Tam Quốc
Vương, rồi họ Chakkri
lưu truyền đến ngày nay, và các vua
Tiêm đều xưng là Rama.
Năm Giáp Thìn (1784) Nguyễn Ánh lại rước quân Tiêm La về giúp. Hai
tướng Tiêm là
Chiêu Tang và Chiêu Sương kéo sang Nam Việt hai vạn quân và 300 chiến thuyền, đi đến đâu quấy nhiễu dân chúng
rất là tai hại.
Quân Tiêm thắng được
Trương Văn Đa tiến đến tận Long Hồ, được tin này Nguyễn Huệ vội vào ngay Gia Định, áp dụng chiến
thuật lùi để nhử địch vào
các địa điểm chiến
lược
của mình là Định Tường.
Tại Xoài Nút, Huệ đặt phục binh bên Rạch Gầm. Quân Tiêm đến
thì quân của Huệ đổ ra bất thình lình đánh cả hai mặt thủy bộ. Quân Tiêm xoay trở không kịp,
chết và bị thương mười phần chỉ còn
một hai chạy về nước.
3- Nguyễn Huệ Đánh Thuận Hoá
Trong những tháng cuối cùng của năm Giáp Thìn (1784), người ta có thể nghĩ rằng Tây Sơn đã kiểm soát hết Nam Hà vào tới Hà Tiên
(Mạc Cửu lúc này cũng đã chết rồi) còn Nguyễn quân tuy chưa bị tan rã hoàn toàn nhưng chỉ còn là một lực lượng không
86 Năm 1777 Tây Sơn chiếm được Sài Gòn, Đỗ Thành Nhân đem quân Đông Sơn đánh chém được Tư Khấu Oai của Tây Sơn. Nhờ chiến công này Nguyễn Ánh lại
có thực lực sai Lê Văn Quân ra đánh
Bình Thuận và Diên Khánh.
đáng kể, phải đào vong ra nước ngoài hầu như không có tương lai. Tại Thuận Hóa tướng lĩnh của Bắc Hà trước kia là bọn Bùi Thế Đạt, Lê Quý Đôn và Phan Lệ Phiên, nay
là Tạo quận công Phạm
Ngô Cầu, Trấn thủ cũ của Sơn Nam hay mê tín, đầu óc tầm thường.
Năm Bính Ngọ (1786) Phạm Ngô Cầu cho Nguyễn
Phú Như vào dò xét nội tình Tây Sơn. Khi Phú Như gặp Nguyễn
Hữu Chỉnh tức là chỗ cố nhân, những điều hay dở của Thuận Hóa, cả chuyện
lính Tam phủ đảo chính Trịnh Cán và nạn đói ở Bắc Hà, Phú Như cũng cho lọt hết vào tai Chỉnh.
Tây Sơn liền quyết định lợi dụng ngày cơ hội thuận tiện này để
Bắc tiến.
Bấy giờ
là cuối năm Giáp Thìn. Sau một thời gian sửa soạn, ngày 18 tháng 5
năm
ấy, Huệ làm Long Nhương Tướng Quân Tiết chế thủy bộ chư quân, Vũ Văn Nhậm làm Tả
đô đốc, Nguyễn Hữu Chỉnh làm Hữu đô đốc vừa do đường thủy, vừa do đường bộ vượt
Hải Vân Quan đánh cho tới khi hết đạn, hết sức
thì tự vẫn.
Quân Tây Sơn ra đến Thuận Hóa.
Trấn thủ thành này là Phạm Ngô Cầu cử Hoàng Đình Thể cùng hai con ra kháng cự. Thể xông pha giết được vài trăm quân Tây
Sơn nhưng khi hết đạn thì không được tiếp tế. Xét ra Cầu đã bị đòn phản gián của Nguyễn Hữu Chỉnh do một bức thư cố để lọt vào tay Cầu nói Thể đã bí mật hàng Tây
Sơn. Thể liền quay trở lại
tính giết Cầu thì cờ
Tây Sơn đã bay
trên mặt thành.
Hai con
Thể vì bị trọng thương đã ngã gục ở chiến trường. Tỳ tướng Vũ Tá Kiên cũng tử
trận. Thể đành tự tử trên mình voi cho khỏi nhục.
Phú Xuân thất thủ rồi đến lượt hai đồn Cát Doanh, Đồng Hải, thuộc hai tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình
cũng bị hãm do quân của Nguyễn Lữ,
rồi mất nốt. Lữ ở lại trấn giữ
Thuận Hóa, Nguyễn Hữu Chỉnh lĩnh một đạo thủy quân tiến ra Bắc trước. Nguyễn
Huệ chỉ huy hậu quân theo sau, hẹn gặp nhau ở
bến Vị Hoàng (Nam
Định).
5- Nguyễn Huệ Ra Thăng Long (Sơn Nam Thất Thủ)
Quân Tây Sơn cả hai đạo thủy lục rầm rộ tiến ra Bắc Hà thế mạnh
như
gió bão. Bấy giờ là cuối tháng 5 năm Bính Ngọ (1786).
Chỉnh ra cửa Việt Hải (sau này đổi ra Việt An) rồi vào bến Nghệ An, cho du binh
đánh phá lung tung khiến dân tình bên Trịnh xao xuyến vô cùng.
Tướng giữ thành Nghệ An là Bùi Thế Tuy (con Bùi Thế Đạt) đốt doanh trại bỏ trốn. Tướng giữ thành Thanh Hóa là Tạ Danh Thủy cũng chạy. Nhờ không có sự trở ngại,
quân của Chỉnh tiến dễ dàng tới Vị Hoàng (ngày 6 tháng 6 Bính Ngọ 1786) lấy được
trăm vạn hộc thóc (mỗi hộc chừng 60 lít).
Chỉnh cho đốt lửa để làm hiệu từ non Côi, lửa bốc lên khiến ở xa Huệ đang dẫn một ngàn chiến thuyền
theo gió Đông Nam tiến ra, trông thấy biết lục quân đã ra tới Sơn Nam.
Chẳng bao lâu hai quân gặp nhau ở Vị Hoàng, thế
càng mạnh thêm. Triều đình Bắc
Hà được tin, vô cùng sửng sốt, vội cử Trịnh Tự Quyền thống lĩnh 27 Cơ hiệu ra ngăn
quân Tây Sơn.
Quyền đã loanh quanh mất 10 ngày mới chuyển được quân khỏi thành
Thăng Long được 30 dặm, chúa Trịnh cử thêm Đinh Tích Nhưỡng là một danh tướng
về thủy chiến (Nhưỡng
là dòng Đinh Văn Tả, chức Liễn Trung hầu, quê ở Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương).
Vùng Sơn Nam đã trở nên bãi chiến trường khốc liệt cho hai bên, trong khi dân chúng
già trẻ lớn bé đều hoảng hốt bồng bế nhau đi lánh nạn. Nhất là dân kinh thành như
sống trong một cơn sốt rét. Bọn quan lại, văn cũng như
võ,
việc nước thì không lo, chỉ
để ý việc chôn của, gìn giữ vợ con;
giữa lúc này khói lửa chiến tranh bốc mù trời.
Nước lụt bấy giờ mới cạn, gió Đông Nam thổi không ngừng. Thuyền Tây
Sơn dương buồm thẳng tiến. Quân Trịnh nạp đạn vào súng Bảo lân bắn ào ạt. Quân Tây Sơn lui vào
bên sông chờ tối đến mới từ từ thả vài chục chiến thuyền
sang mặt trận của Trịnh có đủ
binh sĩ, kẻ giáo người kích.
Quân Trịnh bắn như mưa để ngăn lại. Thuyền Tây Sơn chìm dần trong im lặng.
Trời tảng sáng, nhìn ra Nhưỡng mới biết đã bắn hết đạn vào những thuyền chỉ có
đám binh sĩ kết bằng rơm của địch.
Biết mắc mưu, Nhưỡng liền cho quân bỏ thuyền chạy lên cạn thì đại đội thủy quân
Tây Sơn sấn đến, đạn bắn vèo vèo như chuyển cả núi sông, các cổ thụ bên bờ cũng gãy đổ răng rắc. Quân Trịnh vẫn lùi.
Quân Nam xông
lên đuổi, quân Bắc chết như rạ. Hai cánh quân
của Trấn thủ Sơn Nam và của Trịnh Tự Quyền làm thế ỷ dốc cho Nhưỡng, thấy thủy quân đại bại mất
tinh thần, liền tan vỡ.
Quân của Tây Sơn không gặp sức kháng chiến nào đáng kể nữa, liền tiến mãi vào
Hiến Doanh (Phố Hiến tỉnh Hưng Yên).
Sơn Nam thất
thủ ngày 24 tháng 6 năm Bính Ngọ
(1786).
Phòng Tuyến Thứ Hai Của Trịnh Tan Vỡ
Bọn Trịnh Tự Quyền và Đinh Tích Nhưỡng bại trận càng làm cho triều đình Bắc Hà
điên loạn.
Ưu binh và Nhất binh (lính Tam phủ) hàng ngày vẫn vỗ ngực khoe trung thành với vua và chúa vì thuộc Quí hương87, bảo nhau mỗi nhóm rút
một
nơi. Ở lại đương đầu với quân Nam
Hà chỉ còn quân Bắc: Nghĩa
binh.
87 Vua Lê, Chúa Trịnh xuất thân ở Thanh Hóa nên chỉ tin ở đám binh sĩ Thanh-Nghệ-Tỉnh và biệt đãi
họ,
do đó mà giữa quân dân đời Trung Hưng có sự chia rẽ. Gặp biến, sự thế lại
càng bi đát. Kiêu binh bỏ
Và còn vài tướng lĩnh có liêm sĩ và tiết nghĩa là: Thạc Quận Công Hoàng Phùng Cơ với 500 quân nghĩa từ Sơn Tây về hộ vệ kinh thành. Quận Thạc cùng 8 con (kể cả rể) đem
binh ra đóng ở hồ Vạn Xuân88 dàn trận đồ ở bến Thúy Ái (cùng thuộc huyện
Thanh Trì).
Chúa Trịnh đem hết tinh binh ra ngoài cửa Tây Long, bày
trận dưới Ngũ Long Lâu.
Trận này khai diễn vào ngày 25 tháng 6
năm
Bính Ngọ.
Quân Tây Sơn thừa thắng ở Sơn Nam liền nuốt giải trường giang (Nhị Hà) tiến lên bến Nam Dư
để đánh bất thần vào quân Trịnh. Lúc này, đại đội chu sư của Nguyễn
Huệ tới nơi thì tại bến Thúy Ái quân Trịnh còn neo thuyền, lên bãi chơi, chưa có phòng bị gì
hết.
Tây Sơn tới, quân Trịnh hoảng hốt không
kịp xuống thuyền nữa, chạy tán loạn
trong khi súng Cự thần của Nam Hà bắn như tưới. Một kẻ can đảm: Ngô
Cảnh Hoàn, Quản Tiền Phong Cơ của Trịnh, cương quyết ở lại chống địch rồi bị tử trận trên mặt nước. Tiền Phong Cơ gục rồi mà Hoàng Phùng Cơ không hay. Đang khi Hoàng ăn cơm
thì quân Tây Sơn đã vây
chung quanh, khiến Phùng Cơ chỉ
còn nước bỏ chạy.
Một đội quân của Trịnh do Mai Thế Pháp cố chặn đường Tây Sơn, nhưng bộ thuộc
tan vỡ dần, Pháp túng thế
nhảy
xuống sông tự vẫn.
Trong trận này 6 con của Quận Thạc bị
trúng đạn chết cả, Quận Thạc thấy
thế nguy, đành kéo con trai là Hoàng Phùng Gia và con rể là Nguyễn Trọng Thu cùng vài chục
binh
sĩ liều chết mở một đường máu chạy về Hưng Hóa. Trong khi
này, hồ Vạn Xuân
là mồ chôn hầu hết quân Trịnh.
Vượt được tiền tuyến của Trịnh tức là sau khi đánh tan quân Hoàng Phùng Cơ, Nguyễn Huệ rần rộ xông lên bến Tây Luông. Tiếng hỏa hổ nổ ầm ầm ghê rợn, tiếng
binh sĩ hò hét và
rên rỉ biến trận Tây Luông thành một cảnh địa ngục hỗn loạn gớm ghê
máu chảy đầu rơi ào ạt. Chúa
Trịnh phất cờ lệnh hò ba quân tiến. Quân Tây Sơn như
hùm beo thấy mồi cũng lần xả vào địch như để nuốt chửng.
Nhưng xông vào trận chỉ có quân Nam
hà mà thôi, còn quân Bắc Hà chẳng ai dám liều
mạng. Chúa Trịnh liền thúc voi quay về vương phủ thì trên cửa Tuyên Võ cờ Tây Sơn đang phất phới bay.
Lịch sử ghi: Chúa Khải bỏ Thăng Long sau cuộc bại trận hết sức
bi thảm vào ngày 26 tháng
năm Bính Ngọ (1786).
Khải chạy đến làng Hạ Lôi tỉnh Phúc Yên thì bị dân ở đây bắt nộp cho Nguyễn Huệ. Dọc đường Khải nhờ đêm tối rút dao đâm cổ mà chết
(28-6 Bính Ngọ).
chạy trước và chạy đến đâu thì dân chúng giết đến đấy. Với đám quân dân nghịch nhau như nước với
lửa, ngai vàng nghiệp chúa của Lê, Trịnh cũng đủ đổ rồi, còn kể chi những nguyên nhân khác.
88 Hồ Vạn Xuân tức là đầm Vạn Phúc thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông ở bên ngoài thành Thăng
Long.
Huệ Gặp Vua Lê
Thắng trận xong, quân Tây Sơn vào đóng giữ hoàng thành rất nghiêm chỉnh, không
động chạm đến tài
sản và tính mạng nhân dân.
Theo Cương Mục
quyển 46, tờ 23b-25b thì trong
khi còn hành quân ở Vị Hoàng, Huệ đã
phái một tỳ tướng đem binh bí mật đến Thăng Long để hộ vệ Hoàng gia (vua Lê). Khi
quân Tây Sơn tới, các hoàng tử hoảng hốt nhưng viên tỳ tướng dâng tờ mật thư của Huệ báo trước cuộc vấn an, bấy giờ vua Lê mới an lòng.
Ngày 26 tháng 6, Nguyễn Huệ dẫn bọn Công Chỉnh và các tướng tá vào cung Vạn
Thọ. Trước mặt nhà vua, ông chúa Tây Sơn có những cử
chỉ hết sức khiêm nhượng.
Trong cuộc đàm thoại, Huệ nói quân Nam hà ra Bắc chỉ có ý phù Lê diệt Trịnh và làm
theo lòng trời.
Lúc này các cựu thần đi lánh
nạn hết không còn một ai, vua Lê nghe
lời Chỉnh cho đi tìm Phan Lê Phiên, Trần Công Sán, Uông Sĩ Điển
đến lo việc thù tiếp vị thượng khách.
Rồi ít bữa sau dân chúng lại lục đục kéo nhau trở về, chợ búa lại họp,
các hoạt động hàng ngày lại tiếp tục theo
nhịp sống bình thường.
Qua hôm sau, vua Lê sai người sang
phong cho Nguyễn Huệ (Huệ
trú tạm bên Trịnh phủ) làm Nguyên Súy, Dực Chính Phù Vận Uy Quốc Công.
Huệ nhận rồi sai người vào hoàng cung tạ ơn, nhưng trong lòng có ý bất mãn, nghĩ rằng triều đình Bắc Hà lấy chức tước phong
cho mình có ý lung lạc và coi Huệ vào loại người không biết gì chăng.
Công Chỉnh
khéo léo lắm mới làm cho Huệ nguôi giận và sang thảo luận với vua Lê
kiếm cách làm đẹp lòng người đang
nắm trong tay vận mệnh Hoàng Gia và Bắc Hà. Rồi
người
ta đi
đến chỗ gả cho chủ súy Tây Sơn cô gái thứ hai mươi
mốt
của nhà vua là Ngọc Hân công chúa bấy giờ mới 16 tuổi, nhan sắc rất mặn mà89, lại có tài văn chương thi phú.
Vài ngày sau, bệnh tình của nhà vua thêm trầm trọng, rồi mất vào ngày 17 tháng
7 năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm ở ngôi
làm bù nhìn cho họ Trịnh.
Do sự chấp thuận của Nguyễn
Huệ, Hoàng Tôn Lê Duy Kỳ được nối ngôi lấy niên
hiệu
là Chiêu Thống90.
89 Thời nào người đàn bà cũng đóng những vai trò hết sức quan trọng để giải quyết những nổi khó khăn trong tình thế đặc biệt. Ở đây người ta mượn cái nụ cười của giai nhân để đè dẹp ngọn lửa giận
của Tây Sơn có thể đốt cháy cả Bắc
hà bấy giờ.
90 Về việc Duy Kỳ lên ngôi "Lê Quý Kỷ Sự" chép: "Tự
tôn không xin phép trước với chúa Tây Sơn, vội
lên ngôi ngay trước linh cữu của vua Hiến Tông rồi lại
tự tiện phát tang xong mới cho
người sang báo với Huệ. Huệ giận lắm. Công chúa Ngọc Hân phải
mật
sai người tin cho Duy Kỳ sang xin lỗi Huệ
mới yên.
Nguyễn Huệ về Nam
Trước khi cất quân ra Bắc Hà, sợ "kiểu mệnh"
theo
lời của Nguyễn Hữu Chỉnh, Huệ
đã gửi thư91 về
Qui Nhơn "Xin đại cử Bắc phạt".
Vua Thái Đức có ý không bằng lòng vội
cho người ra Phú Xuân đòi đình chỉ việc Bắc tiến
thì Huệ đã ra tới Thăng Long và đã hạ được hết thảy lực lượng của Bắc Hà. Nhạc đành sửa soạn lên đường, biết rằng cử
người ra gọi Huệ cũng không
được. Tháng 8 năm Bính Ngọ, với 500 thân binh và 100
con voi, Nhạc lật đật ra Thăng Long tuyên bố đi tiếp ứng cho Nguyễn Huệ để tránh mọi điều
dị nghị.
Lại một phen nữa cờ Tây
Sơn tiến ra Bắc Hà.
Được báo động vua tôi nhà Lê và dân chúng Thăng Long nôn nao, hoảng hốt. Gặp vua Lê, vua Thái Đức tuyên bố một câu rất chững chạc:
"Họ Trịnh chuyên quyền, chúng tôi đem quân ra đây chỉ có ý giúp nhà vua mà thôi. Nếu đất Bắc Hà của Trịnh thì một tấc chúng tôi cũng lấy, nhưng của nhà Lê thì một tấc
chúng tôi cũng không
tưởng,
chỉ mong nhà vua giữ vững kiền cương rồi "hai
nước" chúng ta đời đời giao hảo"...
Trước sự dứt khoát này, vua tôi nhà Lê mới hết lo lắng và binh tướng Tây Sơn cũng hoan hỉ, bởi vì họ chỉ mong
sớm trở về với gia đình. Trong dịp
này, Vũ Văn Nhậm vốn
ghét Nguyễn Hữu Chỉnh, liền bàn với Nguyễn Huệ bí mật rút về Nam bỏ Chỉnh lại cho
dân Bắc Hà sửa trị.
Rồi giữa canh ba đêm ấy, quân Tây Sơn lặng lẽ kéo đi mang theo của cải, kho đụn
Bắc
Hà sau khi cho người từ
giã riêng vua Chiêu Thống.
Sớm hôm sau Chỉnh mới biết tin, sợ
quá vội cùng vài gia nhân chạy ra bờ sông, cướp
một
chiếc thuyềm buồm, chèo gấp vô Nghệ. Một số người kẻ chợ đuổi lấy gạch,
đá ném theo, Chỉnh tự
tay giết vài người mới thoát
được.
Quân Huệ đến Nghệ An thì Chỉnh cũng tới kịp. Huệ có ý ngượng
bên ngoài mà bề trong
thì rất khó chịu, nhưng cũng vổ về Chỉnh. Huệ nói: "Người
Bắc chưa thật lòng với
ta, danh tướng của họ như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ vẫn còn hoạt động, ông
nên ở lại Nghệ An cùng Nguyễn Văn Duệ để
đề phòng mai hậu mới được".
Sau đó, Huệ dặn ngầm Vũ Văn Nhậm rằng: "Chỉnh
ở lại Nghệ An là quê hương của hắn, phải xem kỹ mọi hành động, đồng thời theo dõi lòng người
đối
với hắn yêu ghét thế
nào, cấp báo cho ta hay..."
Về phần Chỉnh, từ ngày không được theo sát Bắc Bình vương Nguyễn Huệ, Chỉnh đã thấy mình ở cái thế tiến cũng khó mà thoái cũng dở, biết Nguyễn Huệ cơ mưu ghê gớm, đã không
tin thì tai họa sẽ đến chưa biết giờ phút nào. Chỉnh đành ráo riết kiếm
các tay lưu vong, lập cơ ngũ
ngầm
có ý chiếm hẳn Nghệ An gây thế tam phân thiên
hạ. Nguyên sau khi Tây Sơn trở về Phú Xuân, vua Chiêu Thống vừa lên ngôi,
đình thần toàn là những kẻ bất tài nên giòng họ Trịnh có Trịnh Lệ và Trịnh Bồng lại xuất đầu lộ
91 Huệ sợ chưa
có lệnh vua anh, đã đem quân ra Bắc
là mạn phép, làm liều.
diện tranh
nhau làm chúa, noi theo thói cũ. Vua Chiêu Thống bất đắc dĩ phải để Trịnh Bồng tái lập phủ Liêu và phong Bồng làm Án Đô Vương. Bồng lại hiếp vua như các tiên chúa
họ Trịnh rồi trong dịp này các hào mục ở các địa phương lấy danh nghĩa vua
Lê cũng nổi lên như mười hai sứ quân xưa kia. Chính
sự
Bắc Hà đã rối, lại thêm nạn đói kém,
dịch lệ bùng ra càng tăng thêm cảnh lầm than, khổ cực. Vua Chiêu Thống
không còn cách gì đối phó đành cho sứ giả vào Nghệ An, khẩn thiết mời Chỉnh ra
Bắc Hà yên dân trừ loạn92, Chỉnh liền để người tay chân là Lê Duật ở lại với Nguyễn
Văn
Duệ, còn mình thì cùng quân đội, phất cờ "hộ vệ"
kéo ra Thăng Long.
Quân của
Chỉnh tới đâu, quân Trịnh Bồng bỏ chạy
đến đó, Chỉnh ung dung bước vào
Thăng Long, tiền hô hậu hét. Cái địa vị cao quý của ông chúa
cuối
cùng họ Trịnh, một
buổi
mai đã sang tay chủ mới: Nguyễn Hữu
Chỉnh.
Vua Lê Chiêu Thống phong cho Chỉnh chức Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, Đại
Tư Đồ Bằng Trung Công để
thưởng công đã dẹp được kẻ
lộng
quyền.
Việc đầu tiên của Chỉnh ở Triều Lê là chiếm đóng Trịnh phủ làm Đại bản doanh,
xin phong cho con là Nguyễn Hữu
Du làm "Thế tử" lập dinh
ở phía Đông, cắt đặt tay chân
vào các địa vị trọng yếu trong triều và ở các trấn. Sau này các quan
lại
tâu vua phong cho Chỉnh tước Nhất Tự Công, được mở phủ và đúc ấn quân Võ Thành, viện khu mật thuộc về cả
đấy93.
Từ đó mọi việc Chỉnh đều quyết đoán lấy, không
hỏi
ý vua Lê, rút cục về phần vua Lê,
tránh được nạn Trịnh Bồng thì lại rơi vào cái họa Cống Chỉnh, khác
chi chuyện quỷ tha ma bắt.
Không
khí chính trị Bắc Hà lại nặng nề như trước. Vua ngán,
dân buồn, con thuyền
quốc
gia vẫn bồng bềnh trong cơn sóng dữ.
Chỉnh dò xét
biết nhiều người bất mãn với mình, bởi các quan
có một số cáo bệnh về ở ẩn nơi núi, bể hay đồng
ruộng nên tìm cách mua chuộc bằng việc mở khoa
thi, tuyển dụng nhân tài.
Rồi trước những việc chuyên
quyền của Chỉnh đã có phen vua Chiêu Thống mưu với bọn cận thần Ngô Vi Quý vời Nguyễn
Hữu Chỉnh vào tiền điện để đánh thuốc độc cho
chết, nhưng khi vua gặp Vũ Trinh đem chuyện này ra bàn thì Trinh gạt đi, lấy lẽ đang
có tin Tây Sơn lăng bức ngoài biên thùy, triều
đình lại chưa ổn, lòng dân còn xao
xuyến, hãy còn cần Chỉnh làm móng vuốt, nhất là Chỉnh chưa có hình tích gì gian trá
bất
tín. Chiêu Thống
nghe ra mới bỏ việc này đi, nhưng sau cũng có người mách Chỉnh việc này.
Chỉnh từ đó có ý chán nản, ít nhòm
ngó vào việc nước, mà hào kiệt các nơi lại rạo
rực.
92 Trịnh Bồng
sau cuộc bại vong đã bỏ đi tu và từ đó không ai thấy tông tích của ông
ta nữa.
93 Phủ quân Võ
Thành có uy quyền như Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội ngày nay.
Tin của Duật
từ Nghệ An đưa ra cho biết anh em Tây
Sơn đang lủng củng với nhau,
Chỉnh liền có ý muốn lật đổ Tây Sơn, mật giao kết với Nguyễn Văn Duệ thực hiện mưu "Nam Bắc phân trị"94.
Vũ Văn Nhậm trước đây đã được giao phó nhiệm vụ dò xét về bọn Duệ và Chỉnh được rõ dự định này liền dùng binh phù gọi Duệ về Nam; Duệ không chịu e rằng anh
em vua Tây Sơn bất hòa với nhau, mình
là tướng cũ của Nhạc, về chuyến này có điều bất lợi chăng. Duệ tính luôn chuyện thông
đồng
với Chỉnh để cùng chống lại với Bắc Bình
vương. Trong việc này Duệ có sự kết cấu với Tham nghị Nguyễn Đình Viện.
Vũ Văn Nhậm cho chạy thư vào báo cáo với Bắc Bình Vương tình hình Nghệ An, Vương trao ngay
cho Nhậm toàn quyền giải quyết vấn đề Duệ
và Chỉnh.
Quân Nhậm đi gấp, sau một ngày đêm đến trại Kỳ
Hoa. Duệ hoảng sợ dặn
Đình Viện giữ lấy Nghệ An, còn mình trốn về
với
Nhạc.
Tại đây tướng lĩnh Nghệ An bất đồng chánh kiến, Đình Viện cùng các con đánh lộn nhau với Nguyễn
Thuyên nên khi Vũ Văn Nhậm tới thì Nghệ An lại sang tay quân
đội Nam Hà, không tốn một mũi tên, hòn đạn.
Trong khi bầu trời chính trị Việt Nam còn vẩn đục, một việc khá buồn cười đã xảy ra
là triều đình Bắc Hà cử
sứ bộ do Trần Công Sán cầm đầu vô Nam
đòi Nghệ An (việc này vào
tháng ba năm Đinh Mùi - 1787). Lúc này Phú Xuân đã phái Vũ Văn Nhậm đem quân
ra chiếm đóng trấn này95.
Sứ bộ vào đến Nghệ An thì Vũ Văn Nhậm đã
có mặt tại đây mở tiệc khoản đãi sứ giả
rất trọng hậu. Đối với việc đòi đất Nghệ An, Nhậm cười bảo Sán rằng: "Nghệ An là một cấp nhỏ, có nghĩa lý gì đối với đại cục mất còn, sứ bộ đi thêm mệt sức, uổng
công mà thôi... chỉ e chim đã lìa
tổ, trở về khó có cành mà đậu!".
Câu này làm cho Ngô Nho hoảng sợ,
Nho bàn với Công
Sán nên đổi quốc thư đòi đất Nghệ An làm bức thư cầu Tây Sơn cho vua Lê được
tập phong, nhưng
Công Sán không chịu.
Đến Phú Xuân quốc thư dâng lên, Bắc Bình Vương coi xong nổi nóng, liền mạt sát
ngay Chỉnh và mắng triều đình Bắc Hà có ý phỉnh phờ lừa gạt. Sứ giả không đổi nét
mặt,
ung dung biện luận từng điểm và khá lâu.
Khi đó trời đã tối, Bắc Bình vương bảo Công Sán:
"Các ông cứ về sứ quán nghỉ ngơi,
để ta nghĩ kỹ vài lần rồi sẽ liệu định". Sán đỡ lời luôn: "Đại vương nghĩ một lần cũng
94 Mưu Nam Bắc phân trị là lấy Hoành Sơn và Linh Giang (sông Gianh) làm phân giới rồi chia ra hai
miền Nam Bắc như các tiền triều để cùng hưởng phú quý. Lại có sách chép: Nghe tin Duệ có ý thông
đồng
với Chỉnh, Bắc Bình Vương
liền phái Nguyễn Văn Đức ra đóng ở Diễn Châu (Nghệ An) để cùng
trông coi trấn này, nhưng khi Duệ và Đức biết Nam hà đang có mâu thuẫn nội
bộ
bèn viết thư cho Chỉnh bàn cùng hợp lực kéo vào Nam gây loạn, khi thành công sẽ chia nhau
đất
đai như trên đã nói, nhưng Chỉnh do dự nên việc này không thành.
95 Đây là một việc thiếu tâm lý vì Tây Sơn và nhà Lê chưa thật tình ở tốt với nhau, lại còn đang nghi
ngờ nhau là đàng khác.
đủ, nghĩ vài
lần e lẫn chăng? Tôi đây
xin liều chết cho rồi". Vương giận lắm
truyền nhốt sứ bộ mỗi người một nơi.
Bây giờ giữa Huệ và Nhạc
không khí đang nặng nề. Người ta ngại nội tình bất ổn này lọt vào mắt của phái bộ Bắc hà, rồi Bắc Bình Vương đưa trăm lạng bạc nói là của Công chúa
(Ngọc Hân) gửi tặng sứ bộ. Đô đốc Vũ Văn Nguyệt được lệnh tiễn đưa sứ bộ về
Bắc bằng đường biển cùng 20 kẻ tùy tùng đến cửa bể Đan Nhai, Nguyệt ngầm
sai đục
thuyền, cả phái đoàn đều
bị chết chìm cả. Hôm ấy là ngày 11 tháng 4
năm
Đinh Mùi.
6- Chim Bằng Gãy Cánh (Quân Tây Sơn Ra Bắc Lần Thứ Hai)
Giữa lúc Nguyễn Hữu Chỉnh đang sống những giờ phút vinh quang nhất thì Vũ Văn
Nhậm theo kế hoạch của Bắc Bình Vương liền
viết thư ra hỏi tội thông đồng với Nguyễn
Hữu Duệ. Bấy giờ Chỉnh đã hiểu rõ Nghệ An đổi chủ rồi và cũng biết sức mình còn kém
Tây Sơn, vội viết thư cho Vũ Văn Nhậm để giải thích thái độ của mình, đại
ý nói mình vẫn trung thành với Bắc Bình Vương vì bị kẻ yêu người ghét nên có nhiều điều
phao vu oan uổng.
Được thư Chỉnh, Nhậm cũng hồi âm